Những câu hỏi liên quan
Kyun Diệp
Xem chi tiết
Lê Minh Hiếu
22 tháng 12 2020 lúc 14:54

"Sống chết có số, giàu sang do trời" là câu nói đề cao "số" và "trời". Mà số và trời không phải là sự vật có thật mà là ý niệm, khái niệm thuộc phạm trù ý thức=> Câu này ý chỉ Ý thức quyết định Vật chất.

=> Thế giới quan của câu này là thế giời quan Duy tâm

Bình luận (0)
Hân Zaa
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 1 2022 lúc 10:25

TK:

 

"Sống chết có số, giàu sang do trời" là câu nói đề cao "số" và "trời". Mà số và trời không phải là sự vật có thật mà là ý niệm, khái niệm thuộc phạm trù ý thức=> Câu này ý chỉ Ý thức quyết định Vật chất.

=> Thế giới quan của câu này là thế giời quan Duy tâm

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
13 tháng 1 2022 lúc 15:08

- "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời."

+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.

+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời 

=> Sự giàu sang và cái chết của con người là do Trời định, tất có sự xắp đặt

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
13 tháng 1 2022 lúc 15:08

- "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời."

+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.

+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời 

=> Sự giàu sang và cái chết của con người là do Trời định, tất có sự xắp đặt

Bình luận (0)
Ngoc Anh Bui
Xem chi tiết
Linh Phương
25 tháng 9 2016 lúc 11:52

Câu “Tre già măng mọc” nói về nguyên lý trong vũ trụ khi mỗi con người đều phải trải qua các trạm Sinh Lão Bệnh Tử. Khi thế hệ tre già dần đi thì thế hệ măng non sẽ trưởng thành và tiếp nối xây dựng trên các nền tảng công trình thế hệ tre già để lại. Ðiều cần ghi nhớ là tre và măng luôn mọc gần cạnh nhau. Khi măng còn mềm yếu là thực phẩm đặc biệt cho các sinh vật hay còn mảnh mai dễ hư hao trước sức nóng của ánh mặt trời, sức công phá của khí hậu lúc mưa bão thì đã có tàng tre um tùm gai góc che chở bảo vệ. Hình ảnh tre và măng gắn bó, tựa vào nhau, tiếp nối thế hệ này sang thế hệ khác, chính là biểu tượng hay là logo cho tương quan của các thế hệ Quốc Gia Nghĩa Tử.

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 9 2016 lúc 21:43

-Ý nghĩa câu này rất đơn giản, là đôi khi chúng ta phải biết bỏ qua những tiểu tiết để đạt được cái toàn cục. Bài học căn bản của những nhà hoạt động chính trị. 
Thí dụ, khi xảy ra một vụ nổ, các nhà chức trách thường chỉ thông tin là một tai nạn khí ga thông thường trong khi họ biết rõ thực chất đó là một vụ khủng bố. Sau đó là cả một bộ máy thầm lặng bắt đầu công việc kiếm tìm, tại sao ? bằng cách nào ? và ai là người đứng sau biến cố đó ? 
Một thí dụ khác, có một chuyến vận chuyển ma túy trót lọt do sai sót của nhà chức trách. Không, họ không sai sót, họ biết rất rõ, nhưng cái mà họ cần không phải là cái gói ma túy cỏn con đó, họ cần biết nó đi đâu và ai là người được hưởng lợi. 
Trong cả hai trường hợp nêu trên, nếu vội sớm rút dây ( do non kém nghiệp vụ ) thì cả một guồng máy tội ác sẽ kịp hóa thân, mất hết dấu vết. 

 

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 6 2019 lúc 9:08

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi: Phương pháp luận siêu hình vì nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp đặt, không nhìn một cách tổng thể.

- Các câu tục ngữ thành ngữ : Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn: Phương pháp luận biện chứng vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của chúng.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
17 tháng 2 2018 lúc 10:16

Yếu tố mệnh, trời thể hiện niềm tin vào những thứ hư ảo, thần bí, một thế lực siêu hình quyết định cuộc sống của con người, thể hiện thế giới quan duy tâm.

 

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
1 tháng 4 2017 lúc 20:27

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi: Phương pháp luận siêu hình vì nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp đặt, không nhìn một cách tổng thể.

- Các câu tục ngữ thành ngữ : Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn: Phương pháp luận biện chứng vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của chúng.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn An
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 6 2018 lúc 5:52

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

Bình luận (0)
Anh Thanh
12 tháng 8 2021 lúc 19:32

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan van anh
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
8 tháng 3 2020 lúc 16:50

Bài tập 1:

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi  Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bài tập 2:

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

 



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa